Giới thiệu chung

Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I (IMARD) là cơ sở tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cao cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp và PTNT và cho đội ngũ các địa phương; là trung tâm nghiên cứu, tư vấn chính sách, tư vấn đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, khoa học và công nghệ quản lý nông nghiệp và PTNT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập của ngành trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

          Trong những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng của Bộ, của các đơn vị, địa phương và học viên trên cả nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn. Với tầm nhìn phát triển trong tương lai, định hướng sẽ trở thành một đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn chất lượng cao của ngành. Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I mong muốn nhận được sự quan tâm và hợp tác quý báu, hỗ trợ đồng hành của quý đơn vị, học viên cho các hoạt động của nhà trường.

Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I tiền thân là Trường quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương được thành lập theo Nghị định 347-CP ngày 24 tháng 9 năm 1979. Qua các thời kỳ phát triển, với sự sáp nhập của Trường CBQL nông nghiệp; Trường CBQL Thủy lợi; Trường CBQL Lâm nghiệp thành Trường Cán Bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I hiện nay.

Hiện nay, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường được quy định tại Quyết định số 1436/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của Trường là:

1. Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quản lý của Bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế; tư vấn và dịch vụ về phát triển nguồn nhân lực của Bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Trụ sở chính của Trường đặt tại xã Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Cơ sở 2 đặt tại xã Xuân Canh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội

1. Tên trường: TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I    

          – Tên bằng tiếng Việt: TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I    

          – Tên bằng tiếng Anh: INSTITUTE OF MANAGEMENT FOR AGRICULTURAL AND RURAL DEVELOPMENT

          – Tên viết tắt: IMARD

2. Tên trường qua các thời kỳ:

          – Trường quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương (1979-1984)

          – Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp (1984 – 1996)

            – Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I (1996 đến nay)

3. Cơ quan Bộ chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Địa chỉ : 

Cơ sở 1: đường Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở 2: đường Xuân Canh, Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội

5. Số điện thoại liên hệ/Fax: 02438 615 283 – 02438 611 803

6E-mail: imard.info@gmail.com               Website: http://imard.edu.vn

7. Năm thành lập: Ngày 24 tháng 9 năm 1979

8. Tầm nhìn

Phấn đấu Nhà trường trở thành Học viện Quản lý Nông nghiệp và PTNT, đạt chuẩn quốc gia và sánh ngang các học viện quản lý nông nghiệp các nước trong khu vực về chất lượng đào tạo và thương hiệu; tổ chức đào tạo sau đại học từ 2020 đối với một số chuyên ngành hẹp thuộc lĩnh vực quản lý Nông nghiệp.

9. Sứ mạng

Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I (IMARD) là cơ sở tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cao cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp và PTNT và cho đội ngũ các địa phương; là trung tâm nghiên cứu, tư vấn chính sách, tư vấn đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, khoa học và công nghệ quản lý nông nghiệp và PTNT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập của ngành trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10. Mục tiêu

– Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho ngành Nông nghiệp và PTNT và cho các địa phương đáp ứng tiêu chuẩn hóa đội ngũ, góp phần tăng cường hiệu quả nền công vụ; Tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, viên chức Nhà trường phát huy năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; Tạo môi trường học tập, sinh hoạt thân thiện, tiện nghi cho đối tượng học viên là cán bộ, cán bộ quản lý, công chức, viên chức của Bộ, ngành và các địa phương; Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ uy tín phát triển nguồn nhân lực quản lý và nghiên cứu, khoa học, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận làm cơ sở khoa học phục vụ hoạch định chính sách của Bộ.

– Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2030

Mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho ngành đồng thời với nâng cao chất lượng. Ưu tiên nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển, khoa học và công nghệ quản lý Nông nghiệp và PTNT, hàng năm thực hiện từ 10 – 15 hợp đồng nghiên cứu khoa học và tư vấn. Phấn đấu đến năm 2030 mỗi năm đào tạo, bồi dưỡng tăng từ 5 – 10% lượt học viên cho ngành Nông nghiệp và PTNT đáp ứng yêu cầu phát triển.

11. Chức năng, nhiệm vụ

a. Vị trí, chức năng:

– Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quản lý của Bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

– Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;

– Hợp tác quốc tế;

– Tư vấn và dịch vụ về phát triển nguồn nhân lực của Bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

– Nghiên cứu, đề xuất chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực; kế hoạch chương trình, dự án về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành nông nghiệp và PTNT; tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;

– Xây dựng nội dung chương trình, chương trình khung, giáo trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành nông nghiệp và PTNT và các đối tượng khác theo phân cấp và quy định của pháp luật;

– Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT theo phân cấp và và quy định của pháp luật, gồm:

+ Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp;

+ Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nhiệp vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và PTNT;

+ Đào tạo bồi dưỡng theo theo tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức xã theo chuyên môn nghiệp vụ; đội ngũ nhân viên, kỹ thuật nông nghiệp xã và các đối tượng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+  Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn, khuyến nông, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, pháp luật thuộc nhiệm vụ của Trường theo quy định;

+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm; nâng cao trình độ về năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành nông nghiệp và PTNT.

– Đào tạo, bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cử nhân và Cao cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính theo quy định của pháp luật;

– Đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ ngoại ngữ, tin học cho công chức, viên chức và các đối tượng khác theo quy định;

– Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước về kinh tế, quản trị kinh doanh, chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng là lãnh đạo, quản lý, điều hành hợp tác xã và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức đào tạo trình độ đại học và sau đại học các ngành học sau khi được Bộ giáo dục và Đạo tạo cho phép và theo quy định của pháp luật;

– Nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học về quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành và quản lý đào tạo, bồi dưỡng phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và PTNT theo quy định của pháp luật;

– Hợp tác liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế  về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT; nghiên cứu khoa học về quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn vấn chính sách, quản lý nhà nước và quản lý ngành nông nghiệp và PTNT; về chiến lược, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành theo quy định của pháp luật;

– Quản lý và cấp các văn bằng chứng chỉ theo phân cấp và quy định của pháp luật;

– Xây dựng trình Bộ phê duyệt đề án vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề nghiệp và người lao động theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định của pháp luật.

– Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác; tổ chức các hoạt động thu và thực hiện ngân sách được giao theo quy định của pháp luật;

– Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị theo quy định;

– Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 của Chính phủ Quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vữ trang nhân dân;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Blog Attachment

Để lại bình luận